Tin tức / Thế giới / Châu Á
Tăng trưởng kinh tế chậm của Trung Quốc dẫn đến đầu tư của các nước APEC
Tổng
thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong
hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
tại Vladivostok, Nga, 7/9/2012
CỠ CHỮ
08.09.2012
BRUNEI — Vào lúc các nhà lãnh đạo châu Á -
Thái Bình Dương tề tựu tại Nga trong tuần này để tham dự diễn đàn hàng
năm các nguyên thủ quốc gia, tăng trưởng chậm và đầu tư tại Trung Quốc
chiếm lĩnh lịch trình kinh tế của APEC.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên đến Vladivostok để tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC năm nay. Nền kinh tế lớn nhất châu Á đã chậm lại cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn ở mức 7%, dù các đơn đặt hàng có chậm lại đối với các nhà sản xuất Trung Quốc. Kinh tế gia Hồng Kông Trầm Minh Cao, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về Trung Quốc của Citigroup nói:
“Trong giai đoạn rất ngắn hạn, tôi nghĩ từ chính là ổn định. Do đó bất cứ biện pháp nào giúp ổn định nền kinh tế, tránh những xáo trộn xã hội, sẽ được thực hiện. Tuy nhiên khuyến khích tiêu thụ hay dịch vụ là những biện pháp dài hạn. Do đó trong giai đoạn rất ngắn, Trung Quốc phải trở lại cơ chế tăng trưởng truyền thống, chẳng hạn như xuất khẩu.”
Tại một cuộc họp các bộ trưởng tài chánh APEC trước hội nghị thượng đỉnh, Bộ trưởng Tài chánh Australia Penny Wong nói Trung Quốc có thành tích có những động thái đúng đắn.
“Trong lúc có một số tăng trưởng vừa phải tại Trung Quốc, nhận xét của chúng ta sẽ là, và tôi nghĩ đây là một điều rõ ràng, là nhà cầm quyền Trung Quốc có đủ phương cách để hoạt động, để hỗ trợ cho tăng trưởng phù hợp với những kế hoạch đã đề ra.”
Tuy nhiên nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc đứng đằng sau hầu hết các nền kinh tế chính trên thế giới. Ông Dan Ikenson điều hành những cuộc nghiên cứu về chính sách mậu dịch tại Viện Cato, có trụ sở tại Washington nói:
“Trung Quốc rất giỏi trong việc chế tạo hàng hóa mức trung bình và lắp ráp. Họ muốn làm việc tiến đến chuỗi giá trị. Vấn đề là Trung Quốc không có chính sách đúng đắn để làm việc này. Bạn cần phải có một văn hóa bất đồng. Không những chúng ta có một nền văn hóa chấp nhận những bất đồng tại Hoa Kỳ, nhưng cũng khuyến khích việc này. Và đó là những gì chúng ta cần cho việc sáng tạo.”
Ông Ikenson nói không có tự do dân sự rộng rãi, Trung Quốc là một quốc gia thúc đẩy tăng trưởng dài hạn kém trong số các thành viên APEC. Và ông nói thêm, APEC không phải thường là nơi để đạt được những thỏa thuận.
“Giống như là một bữa tiệc cốc-tai mà chủ nhân của bạn yêu cầu bạn tham dự vì có thể có những việc kinh doanh trong tương lai được thành hình bằng một số cái bắt tay hay tương tự. Tuy nhiên cũng không có gì nhiều hơn thế. Tôi nghĩ có sự miễn cưỡng của một số quốc gia, một số chính phủ quay lưng lại và nói ‘Đây không đáng để chúng ta bỏ thì giờ ra’ vì có ai biết? Có lẽ sang năm một số việc cụ thể sẽ xuất hiện.”
Tại hội nghị thượng đỉnh năm nay, các nhà lãnh đạo APEC sẽ thảo luận về mậu dịch và tự do hóa đầu tư, hội nhập kinh tế vùng nhiều hơn và an ninh lương thực.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên đến Vladivostok để tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC năm nay. Nền kinh tế lớn nhất châu Á đã chậm lại cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn ở mức 7%, dù các đơn đặt hàng có chậm lại đối với các nhà sản xuất Trung Quốc. Kinh tế gia Hồng Kông Trầm Minh Cao, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về Trung Quốc của Citigroup nói:
“Trong giai đoạn rất ngắn hạn, tôi nghĩ từ chính là ổn định. Do đó bất cứ biện pháp nào giúp ổn định nền kinh tế, tránh những xáo trộn xã hội, sẽ được thực hiện. Tuy nhiên khuyến khích tiêu thụ hay dịch vụ là những biện pháp dài hạn. Do đó trong giai đoạn rất ngắn, Trung Quốc phải trở lại cơ chế tăng trưởng truyền thống, chẳng hạn như xuất khẩu.”
Tại một cuộc họp các bộ trưởng tài chánh APEC trước hội nghị thượng đỉnh, Bộ trưởng Tài chánh Australia Penny Wong nói Trung Quốc có thành tích có những động thái đúng đắn.
“Trong lúc có một số tăng trưởng vừa phải tại Trung Quốc, nhận xét của chúng ta sẽ là, và tôi nghĩ đây là một điều rõ ràng, là nhà cầm quyền Trung Quốc có đủ phương cách để hoạt động, để hỗ trợ cho tăng trưởng phù hợp với những kế hoạch đã đề ra.”
Tuy nhiên nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc đứng đằng sau hầu hết các nền kinh tế chính trên thế giới. Ông Dan Ikenson điều hành những cuộc nghiên cứu về chính sách mậu dịch tại Viện Cato, có trụ sở tại Washington nói:
“Trung Quốc rất giỏi trong việc chế tạo hàng hóa mức trung bình và lắp ráp. Họ muốn làm việc tiến đến chuỗi giá trị. Vấn đề là Trung Quốc không có chính sách đúng đắn để làm việc này. Bạn cần phải có một văn hóa bất đồng. Không những chúng ta có một nền văn hóa chấp nhận những bất đồng tại Hoa Kỳ, nhưng cũng khuyến khích việc này. Và đó là những gì chúng ta cần cho việc sáng tạo.”
Ông Ikenson nói không có tự do dân sự rộng rãi, Trung Quốc là một quốc gia thúc đẩy tăng trưởng dài hạn kém trong số các thành viên APEC. Và ông nói thêm, APEC không phải thường là nơi để đạt được những thỏa thuận.
“Giống như là một bữa tiệc cốc-tai mà chủ nhân của bạn yêu cầu bạn tham dự vì có thể có những việc kinh doanh trong tương lai được thành hình bằng một số cái bắt tay hay tương tự. Tuy nhiên cũng không có gì nhiều hơn thế. Tôi nghĩ có sự miễn cưỡng của một số quốc gia, một số chính phủ quay lưng lại và nói ‘Đây không đáng để chúng ta bỏ thì giờ ra’ vì có ai biết? Có lẽ sang năm một số việc cụ thể sẽ xuất hiện.”
Tại hội nghị thượng đỉnh năm nay, các nhà lãnh đạo APEC sẽ thảo luận về mậu dịch và tự do hóa đầu tư, hội nhập kinh tế vùng nhiều hơn và an ninh lương thực.
Tin tức / Thế giới / Châu Á
Biển Đông là ao nhà của Trung Quốc?
Ảnh
chụp ngày 20/7/2012 cho thấy đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc gần Bãi đá
Vĩnh Thử thuộc quần đảo Trường Sa. Ði kèm với đoàn tàu cá là tàu hộ
tống có trọng tải 3.000 tấn, và một tàu làm công tác bảo vệ.
CỠ CHỮ
08.09.2012
Biển Ðông là ao nhà của Trung Quốc
Hôm thứ 6 (07-09-2012), Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, trong khi đến dự hội nghị thượng đỉnh APEC ở Nga, đã có một cuộc họp riêng với người tương nhiệm phía Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Theo tin của Tân Hoa Xã, tại cuộc họp này ông Trương Tấn Sang nói với ông Hồ Cẩm Đào rằng Việt Nam “sẵn sàng làm việc với Trung Quốc dựa trên lợi ích chiến lược của cả hai nước để thực thi nhận thức chung của các nhà lãnh đạo Việt-Trung và sẽ cố gắng để nhanh chóng giải quyết những vụ tranh chấp ở Biển Đông thông qua hiệp thương hòa bình và hữu nghị.” Về phần mình, ông Hồ Cẩm Đào thừa nhận quan hệ hai nước hồi gần đây đã gặp phải một số khó khăn vì những vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và đề nghị đôi bên “tránh thực hiện những hành động đơn phương làm cho vụ tranh chấp bị khuyếch đại hóa, phức tạp hóa và quốc tế hóa.” Ông Hồ Cẩm Đào cũng nói rằng đôi bên nên tìm kiếm giải pháp chính trị cho vụ tranh chấp, tiến hành đàm phán song phương và hiệp thương hữu nghị, và kiên quyết theo đuổi chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác.” Tân Hoa Xã không cho biết ông Hồ Cẩm Đào có nhắc tới tiền đề “chủ quyền thuộc về Trung Quốc” của chủ trương “cùng nhau khai thác” hay không.
Hai ngày trước đó, trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng đã nhắc lại lập trường “đàm phán trực tiếp và hiệp thương hữu nghị” để giải quyết những vụ tranh chấp ở Biển Đông, nơi mà ông nói rằng Trung Quốc có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo và vùng biển lân cận. Ông Dương Khiết Trì đã gián tiếp bác bỏ đường lối đàm phán đa phương mà Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á cổ xướng, trong lúc báo chí nhà nước Trung Quốc tố cáo Washington “khuấy động những vụ tranh chấp” ở Biển Đông để đạt mục tiêu “đục nước béo cò.” Ông Dương Khiết Trì tuyên bố như sau:
"Vụ tranh chấp chủ quyền đối với một số đảo thuộc quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) và những đòi hỏi chồng chéo nhau về quyền lợi hải dương đối với một số vùng biển ở Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông) nên do các nước có liên hệ trực tiếp giải quyết với nhau, thông qua đàm phán trực tiếp và hiệp thương hữu nghị, dựa trên cơ sở của sự thực lịch sử và luật pháp quốc tế."
Về phần mình, Ngoại trưởng Clinton đã nhắc lại lập trường của Hoa Kỳ là không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp, nhưng các bên liên hệ cần phải giải quyết vụ tranh chấp bằng các phương tiện hòa bình.
Bà nói: "Chúng tôi tin rằng các nước trong khu vực nên hợp tác với nhau để giải quyết các vụ tranh chấp mà không có sự cưỡng ép, không có sự hăm dọa, không có sự đe dọa và dứt khoát là không có sự sử dụng vũ lực."
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng một lần nữa thúc giục Trung Quốc đàm phán với khối ASEAN để ký kết một bộ qui tắc ứng xử nhằm xử lý vụ tranh chấp. Sau đây là phát biểu của Ngoại trưởng Clinton:
"Lợi ích của chúng tôi nằm ở chỗ duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hải hành, và hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở. Và với tư cách là một nước bạn của các quốc gia có liên hệ trong vụ tranh chấp, chúng tôi thật tâm tin rằng việc Trung Quốc và ASEAN cùng nhau tiến hành các hoạt động ngoại giao để tiến tới mục tiêu chung là một bộ qui tắc ứng xử là phù hợp với lợi ích của tất cả các nước."
Ông Dương Khiết Trì đã lập lại lời hứa mà ông đưa ra với bà Clinton hồi tháng 7 là Trung Quốc “rốt cuộc” sẽ đồng ý thương thảo với các nước thành viên ASEAN về một bộ qui tắc ứng xử.
Tuy nhiên, các nhà phân tích tình hình Á châu cho rằng không có nhiều hy vọng vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết thông qua đàm phán. Ông Robert Kaplan, một nhà nghiên cứu chiến lược ở Washington, nói rằng Trung Quốc hiện đang nắm trong tay mọi lá bài và việc thương thuyết khó lòng mang lại kết quả mong muốn vì “các vấn đề liên hệ quá phức tạp trong khi sự mất cân bằng quyền lực giữa Trung Quốc với mỗi nước láng giềng của họ lại quá lớn.”
Ông Tăng Nhuệ Sinh (Steve Tsang), Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc của Đại học Notingham ở Anh, cũng có một nhận định tương tự. Ông cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:
"Điều mà Trung Quốc đang thật sự theo đuổi chẳng phải là chủ quyền lãnh thổ mà là làm thế nào để cho khu vực này chấp nhận đó là khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc, để tất cả các nước trong khu vực chấp nhận vị thế lãnh đạo, ngôi vị bá chủ của Trung Quốc. Và khi họ đã chấp nhận như vậy, họ sẽ không muốn Hoa Kỳ can dự vào công việc trong khu vực, và như thế khu vực này sẽ trở thành ao nhà của Trung Quốc."
Các nhà quan sát tình hình Biển Đông cho biết giữa lúc việc thương thuyết chưa được khởi sự, những cuộc khẩu chiến giữa các bên -- nhất là giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines, đã trở lên kịch liệt hơn trong thời gian gần đây và đã xảy ra những vụ đối đầu của tàu bè vũ trang trong vùng biển có tranh chấp. Ông David Arase, giáo sư chính trị học của Đại học Pomona ở California, nói “Vấn đề là hai bên đang tiến gần hơn tới những lằn ranh đỏ đã được vạch, nên không gian cho phép lầm lẫn đang thu hẹp dần.” Ông Rory Medcalf, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế của Viện Lowy ở Australia, cho rằng mối rủi ro xảy ra xung đột quân sự đang mỗi ngày một tăng, mặc dù rất khó tưởng tượng là sẽ có một cuộc chiến tranh toàn diện vì vấn đề Biển Đông.
Ông Medcalf nói: "Có một mối rủi ro nhỏ và tôi nghĩ rằng đây là một mối rủi ro ngày càng tăng là một vụ việc trên biển có thể leo thang thành một vụ xung đột giữa Trung Quốc với một trong các lân bang của họ. Và đây chính là điều khiến cho mọi người ai nấy cũng đều cảm thấy lo ngại."
Ông Ian Storey, một nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho đài VOA biết rằng những sự mâu thuẫn về quyền đánh cá và khai thác dầu khí có thể dẫn tới một vụ đụng độ quân sự. Ông nói: “Phát sinh từ việc tính toán lầm, cảm nhận lầm hoặc việc liên lạc tiếp xúc không hiệu quả, sớm muộn gì thì một trong những vụ đụng độ này sẽ đưa tới thiệt hại nhân mạng.”
Cuộc chiến giữa hai phe trong đảng Cộng sản Trung Quốc trước đại hội

Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong phiên bế mạc Đại hội Tham vấn Nhân dân ( tức Quốc hội) ngày 14/03/2012.
REUTERS/Jason Lee
Theo Le Figaro, cuộc chạy thi marathon Bắc Kinh dự kiến vào
ngày 14/10/2012, vừa bị dời lại. « Đây là dấu hiệu cho thấy một cuộc
chạy đua khác giành quyền lực tối cao có thể sẽ kết thúc vào thời điểm
này ». Thời gian tổ chức đại hội lần thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc
để chỉ định những người đứng đầu chế độ trong thập niên, cho tới nay
vẫn còn là điều bí mật.
Tuy nhiên, một loạt các dấu hiệu khác cho phép phán đoán khoảng thời gian sẽ diễn ra đại hội này. Các đại sứ quán tại Bắc Kinh đã được yêu cầu không chuẩn bị các chuyến công du vào tháng 10, các khách sạn lớn ở trung tâm thủ đô sẽ kín khách từ ngày 10 đến ngày 25/10, chắc là để dành cho 2.270 đại biểu của đại hội.
Theo một nhà ngoại giao, việc đại hội tổ chức vào giữa tháng 10 cho thấy cuối cùng nội bộ lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đã tìm được thỏa hiệp xung quanh vấn đề các nhân sự chủ chốt.
Hai vị trí đứng đầu đảng & Nhà nước, và chức Thủ tướng gần như chắc chắn sẽ thuộc về hai ông, Tập Cận Bình (thay Hồ Cẩm Đào) và Lý Khắc Cường (thay Ôn Gia Bảo). Hai người này đã có chân trong Ban Thường vụ Bộ chính trị, cơ quan quyền lực tối cao của đảng. Tuy nhiên, các vị trí còn lại của Ban Thường vụ là đối tượng tranh chấp quyết liệt. Ngay cả số lượng của nhóm người nắm giữ quyền hành tối cao của chế độ, mà người Trung Quốc gọi là « các Hoàng đế », cũng là chủ đề bàn cãi. Có tin cho rằng, ban lãnh đạo đảng đang bàn về việc giảm số lượng 9 thành viên xuống còn 7, nhằm hạn chế các xung đột nội bộ, giảm bớt các quyền lực đối trọng trong nội bộ đảng, và làm cho cơ quan đầu não này hoạt động hiệu quả hơn.
Theo Le Figaro, trong suốt những tháng gần đây, giới chóp bu của bộ máy cầm quyền Trung Quốc đã liên tục rình rập nhau, tiến hành nhiều vận động hành lang, lập các liên minh hay đặt bẫy đối thủ trong cuộc chạy đua giành quyền lực. Đỉnh điểm của cuộc chiến giữa các phe là vụ án Bạc Hy Lai, một ứng viên tiềm năng vào Ban Thường vụ, bị loại ra ngoài. Việc cựu bí thư Trùng Khánh, một nhân vật nhiều quyền lực, bị hạ bệ là một đòn nghiêm trọng đối với « Cánh tả mới », phong trào cổ vũ cho sự trở lại một số giá trị Mao Trạch Đông mà ông Bạc Hy Lai là người đứng đầu.
Từ lâu nay, dư luận vẫn cho rằng đây là một chiến thắng của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Nhưng hiện tại, nhiều nhà quan sát đánh giá là, các đấu đá trong hậu trường đã mang lại ưu thế cho một phe cánh khác: phe của Phó chủ tịch Tập Cận Bình, thủ lĩnh của các « Thái tử đảng », tức hậu duệ của các nhà cách mạng thuộc thế hệ đầu tiên.
Để khẳng định điều này, người ta đưa ra dẫn chứng về việc ông Lệnh Kế Hoạch (nguyên Chánh văn phòng Trung ương đảng) bị mất chức và con đường thăng tiến của ông Hồ Xuân Hoa (lãnh đạo khu tự trị Nội Mông), một người thân cận khác của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đã bị ngăn lại. Báo South China Morning Post còn nhận định rằng, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân (Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1989-2002), vẫn còn ảnh hưởng lớn trong hậu trường, có thể tác động đến việc bổ nhiệm thành viên Ban Thường vụ Bộ chính trị còn hơn cả chính đương kim Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Tuy nhiên, giáo sư Trịnh Vĩnh Niên (Zhang Yongnian), giám đốc East Asian Institut ở Singapore, thì có một ý kiến hoàn toàn khác. Theo ông, cuộc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc diễn ra một cách êm dịu. Ông Hồ Cẩm Đào, vốn đã gặp khó khăn vì ảnh hưởng quá lớn của Giang Trạch Dân, nên không muốn làm như người tiền nhiệm. Hồ Cẩm Đào chỉ muốn bàn giao thực sự cho thế hệ mới. Chủ tịch Trung Quốc cũng không có ý định ở lại trong Quân ủy Trung ương đầy quyền lực như ông Giang Trạch Dân, hai năm sau khi về hưu.
Chừng nào đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc còn chưa diễn ra, chừng ấy còn nhiều đồn đại. Những ngày gần đây, báo chí Hồng Kông loan tin Tập Cận Bình bị đau lưng, đến mức không giơ được tay, chính vì vậy cuộc hội kiến với Ngoại trưởng Mỹ phải hủy bỏ, chứ không phải vì lý do căng thẳng ngoại giao. Lại có tin nói rằng, ông này đã bị gầy mất hai chục kí-lô. Tin tức chính thức không có, làn sóng tin đồn khiến cho không khí xã hội tại Trung Quốc, vốn đã căng thẳng, càng thêm trĩu nặng.
Chế độ độc đảng ở Trung Quốc còn tồn tại đến bao giờ ?
Cũng liên quan đến chính trị Trung Quốc, trên trang diễn đàn của Le Figaro có bài viết của bà Ngô Thị Minh Hoàng, Viện IrAsia - đại học Provence, với tựa đề « Chế độ độc đảng ở Trung Quốc còn tồn tại đến bao giờ ?». Tác giả bài viết nêu bật các lô-gic giúp cho cuộc chuyển giao quyền lực sắp tới trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra suông sẻ. Thứ nhất là, trật tự chính trị do đảng duy trì dựa trên nhu cầu của rất nhiều người Trung Quốc là xã hội « ổn định » để làm ăn và nâng cao mức sống. Thứ hai là, nhìn chung nhiều người Trung Quốc không muốn thay đổi chế độ, vì sợ hỗn loạn.
Theo nhà sử học trên, hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay vẫn dựa trên các nền tảng thời Mao Trạch Đông. Người Trung Quốc không phải là không biết có các đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản. Để làm cho việc thiếu tự do trong xã hội có thể được dân chúng chấp nhận, đảng Cộng sản đã tạo ra một mô hình xã hội đặc thù kiểu Trung Quốc, kết hợp giữa kinh tế thị trường với việc cải thiện điều kiện sống của người dân, quan tâm đến môi trường sinh thái và dành một vị trí quan trọng cho nhân quyền, nhưng không du nhập nguyên tắc đa nguyên chính trị của Phương Tây.
Theo tác giả, tương lai của chế độ độc đảng tại Trung Quốc phụ thuộc vào năng lực khiến cho dân chủ hiệu quả hơn trong hệ thống chính trị. Câu hỏi đặt ra là : Đảng Cộng sản Trung Quốc - thông qua những kênh nội bộ, qua kiểm duyệt hay đàn áp - còn có thể siết lại những bất bình của dân chúng đến bao giờ?
Có thể đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có các nỗ lực cải cách theo hướng dành nhiều dân chủ hơn cho dân chúng, chủ yếu là việc cho bầu các lãnh đạo làng xã. Nhưng các nhân tố chủ yếu gây bất ổn đối với đảng Cộng sản là pháp luật bị chà đạp, gây bức xúc trước các bất công không thể chấp nhận được, sự bần cùng hóa của một phần lớn dân chúng, đặc biệt là nông dân và các sắc tộc thiểu số… Sự bất ổn này đang gia tăng do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Chống bán phá giá pin mặt trời : Cuộc chiến giữa Châu Âu và Trung Quốc
Về kinh tế, chủ đề được Le Monde chú ý là cuộc chiến giữa Châu Âu và Trung Quốc xung quanh vấn đề pin mặt trời. Công báo của các cộng đồng Châu Âu (Journal officiel des Communautés européennes) ngày 6/9, thông báo sẽ mở một cuộc điều tra để xem chính quyền Trung Quốc có trợ giá cho pin mặt trời xuất khẩu sang Châu Âu hay không ?
Trong khi chờ đợi cuộc điều tra tiến hành trong 15 tháng, trong vòng 9 tháng tới, Ủy ban Châu Âu có thể áp dụng các biện pháp tạm thời, như tăng thuế đối với pin mặt trời của Trung Quốc. Vụ Châu Âu điều tra về pin mặt trời Trung Quốc có tầm mức quan trọng, vì Châu Âu là thị trường tiêu thụ hàng đầu và đang tăng trưởng nhanh chóng, và doanh số xuất khẩu pin mặt trời của Trung Quốc sang Châu Âu là hơn 20 tỷ euro/năm. Theo người phát ngôn của nguyên đơn vụ kiện (EU Prosun – tập đoàn công nghiệp pin mặt trời Châu Âu), hàng Trung Quốc hiện nay áp đảo thị trường này, với 80% thị phần vào năm 2011, so với 65% năm 2009. Đây là vụ kiện thương mại lớn nhất liên quan đến Trung Quốc, từ trước đến nay.
Gốc gác của vụ xung đột này là thị trường tiêu thụ pin mặt trời bắt đầu giảm mạnh từ một năm nay, do việc Châu Âu giảm giá mua đối với điện mặt trời.
Bắc Kinh có nhiều nỗ lực để cản trở việc mở cuộc điều tra. Chủ đề này đã được bàn tới tuần trước trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Đức và Thủ tướng Trung Quốc. Hôm 5/9, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc tuyên bố trên China Daily, rằng nếu Châu Âu áp đặt các biện pháp đối với pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc, thì Bắc Kinh sẽ trả đũa với các hàng nhập khẩu từ Châu Âu, như rượu vang và chất silicium polycristallin (một nguyên liệu cho pin mặt trời mà Trung Quốc phải nhập tới 50%).
Vào tháng 8, nhóm Yingli – đứng đầu trong ngành công nghiệp này ở Trung Quốc – đã loan báo nếu Châu Âu tăng thuế đánh vào pin mặt trời, thì tại Trung Quốc, sẽ có từ 300.000 đến 500.000 người thất nghiệp. Trong khi đó, không phải ai ở Châu Âu cũng ủng hộ cuộc điều tra này, đặc biệt là những người lắp đặt, vì họ muốn mua được pin mặt trời với giá rẻ hơn.
Le Monde bình luận, hiện tại, trái bóng đang ở trong chân của Ủy ban Châu Âu.
« Agora » : Bordeaux mở đợt giới thiệu về kiến trúc đô thị lần thứ 5
Tại Bordeaux, một trong những thành phố năng động hàng đầu của Pháp, từ ngày 15 đến 19/09/2012 tới, sẽ diễn ra một loạt các hoạt động giới thiệu về kiến trúc đô thị và nghệ thuật thiết kế. Đây là nội dung chính của phụ trương báo Libération hôm nay mang tựa đề « Thành phố Bordeaux, kiến trúc được trình diễn ».
Bordeaux – một trong các thành phố được coi là đẹp nhất của Châu Âu -, được Unesco đưa vào danh sách Di sản nhân loại năm 2007, với khoảng 350 công trình được xếp hạng di sản quốc gia, 3 cơ sở được xếp hạng di sản nhân loại, và là một thành phố có một tổng thể hài hòa. Bordeaux là một đô thị hiện đại đầu tiên Unesco xếp hạng Di sản nhân loại.
Việc giới thiệu rộng rãi về kiến trúc đô thị Bordeaux đã bắt đầu được thực hiện kể từ năm 2004, trong khuôn khổ một đợt hoạt động mang tên « Agora ». Những ngày hội kiến trúc địa phương này thu hút một công chúng ngày càng rộng rãi. Chủ đề chính của các hoạt động giới thiệu kiến trúc đô thị năm nay của Bordeaux là « Di sản ».
Trong đợt giới thiệu này, sẽ có hai hoạt động lớn dưới hình thức các cuộc dạo chơi ban đêm trong thành phố. Một cuộc dạo chơi sẽ bắt đầu từ một căn cứ tầu ngầm cũ, còn cuộc kia là từ phố Kleber, thuộc một khu bình dân mang sắc thái Tây Ban Nha.
Người xem có thể tham quan các công trình kiến trúc hoàn chỉnh, hay đang được thực hiện. Sẽ có nhiều cuộc thảo luận về chủ đề thế nào là Di sản, với sự tham gia của các kiến trúc sư, nhà đầu tư và những người quan tâm. Có nhiều dự án kiến trúc nhận được nhiều ý kiến trái chiều, như Trung tâm văn hóa về rượu vang hay Frac Aquitaine.
Libération bình luận : Bordeaux – « Thành phố Mặt trăng » - đã thức tỉnh và đang hướng về phía chân trời 2030.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120907-cuoc-chien-giua-2-phe-canh-trong-dang-cong-san-trung-quoc-truoc-dai-hoi
Tuy nhiên, một loạt các dấu hiệu khác cho phép phán đoán khoảng thời gian sẽ diễn ra đại hội này. Các đại sứ quán tại Bắc Kinh đã được yêu cầu không chuẩn bị các chuyến công du vào tháng 10, các khách sạn lớn ở trung tâm thủ đô sẽ kín khách từ ngày 10 đến ngày 25/10, chắc là để dành cho 2.270 đại biểu của đại hội.
Theo một nhà ngoại giao, việc đại hội tổ chức vào giữa tháng 10 cho thấy cuối cùng nội bộ lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đã tìm được thỏa hiệp xung quanh vấn đề các nhân sự chủ chốt.
Hai vị trí đứng đầu đảng & Nhà nước, và chức Thủ tướng gần như chắc chắn sẽ thuộc về hai ông, Tập Cận Bình (thay Hồ Cẩm Đào) và Lý Khắc Cường (thay Ôn Gia Bảo). Hai người này đã có chân trong Ban Thường vụ Bộ chính trị, cơ quan quyền lực tối cao của đảng. Tuy nhiên, các vị trí còn lại của Ban Thường vụ là đối tượng tranh chấp quyết liệt. Ngay cả số lượng của nhóm người nắm giữ quyền hành tối cao của chế độ, mà người Trung Quốc gọi là « các Hoàng đế », cũng là chủ đề bàn cãi. Có tin cho rằng, ban lãnh đạo đảng đang bàn về việc giảm số lượng 9 thành viên xuống còn 7, nhằm hạn chế các xung đột nội bộ, giảm bớt các quyền lực đối trọng trong nội bộ đảng, và làm cho cơ quan đầu não này hoạt động hiệu quả hơn.
Theo Le Figaro, trong suốt những tháng gần đây, giới chóp bu của bộ máy cầm quyền Trung Quốc đã liên tục rình rập nhau, tiến hành nhiều vận động hành lang, lập các liên minh hay đặt bẫy đối thủ trong cuộc chạy đua giành quyền lực. Đỉnh điểm của cuộc chiến giữa các phe là vụ án Bạc Hy Lai, một ứng viên tiềm năng vào Ban Thường vụ, bị loại ra ngoài. Việc cựu bí thư Trùng Khánh, một nhân vật nhiều quyền lực, bị hạ bệ là một đòn nghiêm trọng đối với « Cánh tả mới », phong trào cổ vũ cho sự trở lại một số giá trị Mao Trạch Đông mà ông Bạc Hy Lai là người đứng đầu.
Từ lâu nay, dư luận vẫn cho rằng đây là một chiến thắng của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Nhưng hiện tại, nhiều nhà quan sát đánh giá là, các đấu đá trong hậu trường đã mang lại ưu thế cho một phe cánh khác: phe của Phó chủ tịch Tập Cận Bình, thủ lĩnh của các « Thái tử đảng », tức hậu duệ của các nhà cách mạng thuộc thế hệ đầu tiên.
Để khẳng định điều này, người ta đưa ra dẫn chứng về việc ông Lệnh Kế Hoạch (nguyên Chánh văn phòng Trung ương đảng) bị mất chức và con đường thăng tiến của ông Hồ Xuân Hoa (lãnh đạo khu tự trị Nội Mông), một người thân cận khác của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đã bị ngăn lại. Báo South China Morning Post còn nhận định rằng, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân (Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1989-2002), vẫn còn ảnh hưởng lớn trong hậu trường, có thể tác động đến việc bổ nhiệm thành viên Ban Thường vụ Bộ chính trị còn hơn cả chính đương kim Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Tuy nhiên, giáo sư Trịnh Vĩnh Niên (Zhang Yongnian), giám đốc East Asian Institut ở Singapore, thì có một ý kiến hoàn toàn khác. Theo ông, cuộc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc diễn ra một cách êm dịu. Ông Hồ Cẩm Đào, vốn đã gặp khó khăn vì ảnh hưởng quá lớn của Giang Trạch Dân, nên không muốn làm như người tiền nhiệm. Hồ Cẩm Đào chỉ muốn bàn giao thực sự cho thế hệ mới. Chủ tịch Trung Quốc cũng không có ý định ở lại trong Quân ủy Trung ương đầy quyền lực như ông Giang Trạch Dân, hai năm sau khi về hưu.
Chừng nào đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc còn chưa diễn ra, chừng ấy còn nhiều đồn đại. Những ngày gần đây, báo chí Hồng Kông loan tin Tập Cận Bình bị đau lưng, đến mức không giơ được tay, chính vì vậy cuộc hội kiến với Ngoại trưởng Mỹ phải hủy bỏ, chứ không phải vì lý do căng thẳng ngoại giao. Lại có tin nói rằng, ông này đã bị gầy mất hai chục kí-lô. Tin tức chính thức không có, làn sóng tin đồn khiến cho không khí xã hội tại Trung Quốc, vốn đã căng thẳng, càng thêm trĩu nặng.
Chế độ độc đảng ở Trung Quốc còn tồn tại đến bao giờ ?
Cũng liên quan đến chính trị Trung Quốc, trên trang diễn đàn của Le Figaro có bài viết của bà Ngô Thị Minh Hoàng, Viện IrAsia - đại học Provence, với tựa đề « Chế độ độc đảng ở Trung Quốc còn tồn tại đến bao giờ ?». Tác giả bài viết nêu bật các lô-gic giúp cho cuộc chuyển giao quyền lực sắp tới trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra suông sẻ. Thứ nhất là, trật tự chính trị do đảng duy trì dựa trên nhu cầu của rất nhiều người Trung Quốc là xã hội « ổn định » để làm ăn và nâng cao mức sống. Thứ hai là, nhìn chung nhiều người Trung Quốc không muốn thay đổi chế độ, vì sợ hỗn loạn.
Theo nhà sử học trên, hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay vẫn dựa trên các nền tảng thời Mao Trạch Đông. Người Trung Quốc không phải là không biết có các đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản. Để làm cho việc thiếu tự do trong xã hội có thể được dân chúng chấp nhận, đảng Cộng sản đã tạo ra một mô hình xã hội đặc thù kiểu Trung Quốc, kết hợp giữa kinh tế thị trường với việc cải thiện điều kiện sống của người dân, quan tâm đến môi trường sinh thái và dành một vị trí quan trọng cho nhân quyền, nhưng không du nhập nguyên tắc đa nguyên chính trị của Phương Tây.
Theo tác giả, tương lai của chế độ độc đảng tại Trung Quốc phụ thuộc vào năng lực khiến cho dân chủ hiệu quả hơn trong hệ thống chính trị. Câu hỏi đặt ra là : Đảng Cộng sản Trung Quốc - thông qua những kênh nội bộ, qua kiểm duyệt hay đàn áp - còn có thể siết lại những bất bình của dân chúng đến bao giờ?
Có thể đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có các nỗ lực cải cách theo hướng dành nhiều dân chủ hơn cho dân chúng, chủ yếu là việc cho bầu các lãnh đạo làng xã. Nhưng các nhân tố chủ yếu gây bất ổn đối với đảng Cộng sản là pháp luật bị chà đạp, gây bức xúc trước các bất công không thể chấp nhận được, sự bần cùng hóa của một phần lớn dân chúng, đặc biệt là nông dân và các sắc tộc thiểu số… Sự bất ổn này đang gia tăng do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Chống bán phá giá pin mặt trời : Cuộc chiến giữa Châu Âu và Trung Quốc
Về kinh tế, chủ đề được Le Monde chú ý là cuộc chiến giữa Châu Âu và Trung Quốc xung quanh vấn đề pin mặt trời. Công báo của các cộng đồng Châu Âu (Journal officiel des Communautés européennes) ngày 6/9, thông báo sẽ mở một cuộc điều tra để xem chính quyền Trung Quốc có trợ giá cho pin mặt trời xuất khẩu sang Châu Âu hay không ?
Trong khi chờ đợi cuộc điều tra tiến hành trong 15 tháng, trong vòng 9 tháng tới, Ủy ban Châu Âu có thể áp dụng các biện pháp tạm thời, như tăng thuế đối với pin mặt trời của Trung Quốc. Vụ Châu Âu điều tra về pin mặt trời Trung Quốc có tầm mức quan trọng, vì Châu Âu là thị trường tiêu thụ hàng đầu và đang tăng trưởng nhanh chóng, và doanh số xuất khẩu pin mặt trời của Trung Quốc sang Châu Âu là hơn 20 tỷ euro/năm. Theo người phát ngôn của nguyên đơn vụ kiện (EU Prosun – tập đoàn công nghiệp pin mặt trời Châu Âu), hàng Trung Quốc hiện nay áp đảo thị trường này, với 80% thị phần vào năm 2011, so với 65% năm 2009. Đây là vụ kiện thương mại lớn nhất liên quan đến Trung Quốc, từ trước đến nay.
Gốc gác của vụ xung đột này là thị trường tiêu thụ pin mặt trời bắt đầu giảm mạnh từ một năm nay, do việc Châu Âu giảm giá mua đối với điện mặt trời.
Bắc Kinh có nhiều nỗ lực để cản trở việc mở cuộc điều tra. Chủ đề này đã được bàn tới tuần trước trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Đức và Thủ tướng Trung Quốc. Hôm 5/9, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc tuyên bố trên China Daily, rằng nếu Châu Âu áp đặt các biện pháp đối với pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc, thì Bắc Kinh sẽ trả đũa với các hàng nhập khẩu từ Châu Âu, như rượu vang và chất silicium polycristallin (một nguyên liệu cho pin mặt trời mà Trung Quốc phải nhập tới 50%).
Vào tháng 8, nhóm Yingli – đứng đầu trong ngành công nghiệp này ở Trung Quốc – đã loan báo nếu Châu Âu tăng thuế đánh vào pin mặt trời, thì tại Trung Quốc, sẽ có từ 300.000 đến 500.000 người thất nghiệp. Trong khi đó, không phải ai ở Châu Âu cũng ủng hộ cuộc điều tra này, đặc biệt là những người lắp đặt, vì họ muốn mua được pin mặt trời với giá rẻ hơn.
Le Monde bình luận, hiện tại, trái bóng đang ở trong chân của Ủy ban Châu Âu.
« Agora » : Bordeaux mở đợt giới thiệu về kiến trúc đô thị lần thứ 5
Tại Bordeaux, một trong những thành phố năng động hàng đầu của Pháp, từ ngày 15 đến 19/09/2012 tới, sẽ diễn ra một loạt các hoạt động giới thiệu về kiến trúc đô thị và nghệ thuật thiết kế. Đây là nội dung chính của phụ trương báo Libération hôm nay mang tựa đề « Thành phố Bordeaux, kiến trúc được trình diễn ».
Bordeaux – một trong các thành phố được coi là đẹp nhất của Châu Âu -, được Unesco đưa vào danh sách Di sản nhân loại năm 2007, với khoảng 350 công trình được xếp hạng di sản quốc gia, 3 cơ sở được xếp hạng di sản nhân loại, và là một thành phố có một tổng thể hài hòa. Bordeaux là một đô thị hiện đại đầu tiên Unesco xếp hạng Di sản nhân loại.
Việc giới thiệu rộng rãi về kiến trúc đô thị Bordeaux đã bắt đầu được thực hiện kể từ năm 2004, trong khuôn khổ một đợt hoạt động mang tên « Agora ». Những ngày hội kiến trúc địa phương này thu hút một công chúng ngày càng rộng rãi. Chủ đề chính của các hoạt động giới thiệu kiến trúc đô thị năm nay của Bordeaux là « Di sản ».
Trong đợt giới thiệu này, sẽ có hai hoạt động lớn dưới hình thức các cuộc dạo chơi ban đêm trong thành phố. Một cuộc dạo chơi sẽ bắt đầu từ một căn cứ tầu ngầm cũ, còn cuộc kia là từ phố Kleber, thuộc một khu bình dân mang sắc thái Tây Ban Nha.
Người xem có thể tham quan các công trình kiến trúc hoàn chỉnh, hay đang được thực hiện. Sẽ có nhiều cuộc thảo luận về chủ đề thế nào là Di sản, với sự tham gia của các kiến trúc sư, nhà đầu tư và những người quan tâm. Có nhiều dự án kiến trúc nhận được nhiều ý kiến trái chiều, như Trung tâm văn hóa về rượu vang hay Frac Aquitaine.
Libération bình luận : Bordeaux – « Thành phố Mặt trăng » - đã thức tỉnh và đang hướng về phía chân trời 2030.
Động đất đe dọa thủy điện Sông Tranh 2
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-09-07
9 trận động đất trong vòng 72 giờ từ tối 3/9 đến 6/9 xảy ra tại huyện Bắc Trà My Quảng Nam nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2 làm người dân lo sợ vỡ đập.
Thủy điện Sông Tranh 2

9 trận động đất trong vòng 72 giờ từ tối 3/9 đến 6/9 xảy ra tại huyện Bắc Trà My Quảng Nam nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2 làm người dân lo sợ vỡ đập.
Những khe nhiệt không bình thường
Những trận động đất ngày một nhiều với cường độ cao nhất đo được 4,2 độ Richter giữa bối cảnh đập thủy điện Sông Tranh 2 đã bị rò rỉ nước kéo dài và chỉ mới vừa dậm vá xong hồi gần đây.Công trình này do Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN làm chủ đầu tư với tổng vốn gần 5.200 tỷ đồng, công suất 190 MW được đưa vào hoạt động từ năm 2010.
Thủy điện Sông Tranh 2 có hồ chứa nước dung tích 730 triệu m3 nằm trên độ cao 100 mét so với khu vực hạ lưu. Đáng chú Ý địa bàn Quảng Nam nằm trên đới đứt gãy Trà Bồng và Hưng Nhượng-Tà Vi có thể xảy ra động đất tới mức 5.5 độ richter.
Trả lời Nam Nguyên, TS Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu kiêm Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần nhận định:
Hiện tượng thấm xuất hiện ở vị trí khe co ở hạ lưu đập như hiện nay là không bình thường.
Điều lo ngại là, nếu động đất xảy ra với cường độ lớn hơn có thể làm cho những khe nhiệt ấy bị tiếp tục giãn nở có thể ảnh hưởng tới an toàn của đập.
Điều lo ngại là, nếu động đất xảy ra với cường độ lớn hơn có thể làm cho những khe nhiệt ấy bị tiếp tục giãn nở có thể ảnh hưởng tới an toàn của đập.Do vậy chúng tôi khuyến cáo là phải tiếp tục phải có những quan sát và nghiên cứu về tình hình động đất ở khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 để có thể đưa ra những ý kiến về xu thế họat động động đất ở khu vực đó.
TS Lê Huy Minh
Đồng thời kiến nghị chủ đầu tư có phương pháp vận hành đập ấy, hồ nước ấy đảm bảo được ở mức độ nhất định và có thể an toàn cho đập cũng như là an toàn cho toàn bộ dân cư trong khu vực đó. “
Thanh Niên Online ngày 5/9 trích lời GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cảnh báo tình trạng hết sức nguy hiểm. Theo đó, vai phải thân đập Sông Tranh 2 nhìn từ thượng lưu đã bị “há”, còn việc khắc phục chỉ mới dừng lại ở việc dán 10 khe nhiệt mặt thượng lưu, còn toàn đập thì chưa.
GS Hồng nhấn mạnh Quảng Nam đã vào mùa mưa, lại kèm những trận động đất lớn quanh thân đập Sông Tranh 2 nên cần đề phòng. Nhất là khi có lũ xảy ra kèm theo động đất sẽ rất nguy hiểm.
Vẫn theo Thanh Niên Online, GS Vũ Trọng Hồng khuyến cáo cần tình đến việc nhanh chóng sơ tán người dân vùng hạ lưu trong trường hợp vào mùa mưa lũ mà mực nước trong hồ chứa lên nhanh từ 3m-4m một ngày, lúc đó nguy cơ vỡ đập là rất cao.
Phải xây dựng kịch bản ứng phó
Động đất gây nứt tường nhà dân - Ảnh: Hoàng Sơn/Thanh Niên
Ở các nước tiên tiến với các công trình quan trọng người ta đều có những kịch bản như thế, còn ở Việt Nam thì chưa làm, tôi không biết mức độ họ quan tâm ra sao… chính quyền các cấp chưa thúc đẩy chủ đầu tư công trình thuê tính toán để khi xảy ra tình huống thì có các kịch bản ứng phó, như thế thiệt hại sẽ giảm nhiều.”
Chúng tôi đã đề nghị phải xây dựng những kịch bản vỡ đập theo các kiểu khác nhau, để biết được sóng lũ tràn xuống hạ lưu như thế nào.Theo lời TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, đã có hơn 40 trận động đất xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ đầu năm 2012 tới nay.
TS Nguyễn Thế Hùng
Hiện chưa thể khẳng định các trận động đất xuất hiện ở Quảng Nam là động đất kích thích hay động đất kiến tạo. Nhưng bước đầu có thể xem là tổng hợp cả hai nguyên nhân.
Vị chuyên gia giải thích trên Thanh Niên Online, động đất kích thích chỉ xảy ra khi hội đủ hai điều kiện là có đới đứt gẫy đang hoạt động và nhân tố kích thích.
Còn với những trận động đất gần đây có thể xác định là do Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước vào hồ chứa làm thay đổi địa chất xung quanh đập, có thể mô tả là tác nhân khiến động đất kiến tạo xảy ra sớm hơn. TS Lê Huy Minh nhấn mạnh:
“Trận động đất hôm qua (3/9) gây tiếng nổ rất lớn và sự rung động được ghi nhận là lớn nhất so với các trận động đất khác từ 2011 tới nay, vì thế người dân rất lo sợ. Thực tế khu vực Bắc Trà My trước khi xây dựng đập thủy điện thì hầu như chẳng có động đất, đến khi xây dựng đập thuỷ điện quá trình tích nước vào lòng hồ dẫn đến những hiện tượng như vậy nên nhân dân rất sợ.”
Đoàn khảo sát, nghiên
cứu của Viện Khoa học Công nghệ có mặt tại một số nhà dân ở huyện Bắc
Trà My để tìm hiểu tiếng nổ lạ trong lòng đất. Photo: Thuy
Phuong/nld.com
Chính quyền Quảng Nam từ cấp xã, huyện lên tới cấp tỉnh đã đồng hành với người dân địa phương khi đặt ra những câu hỏi về sự bảo đảm an toàn sinh mạng và tài sản cho người dân.
Ít khi thấy một địa phương bày tỏ thái độ cứng rắn với chủ đầu tư công trình đến vậy và hồi tháng 6 Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã phải hứa với Quốc hội là nếu đập sông Tranh 2 không an toàn sẽ dừng lại.
TS Lê Huy Minh nhận định với Đài Á Châu Tự Do:
“Hiện nay Ở miền Nam chưa là mùa mưa chính thức, chưa đến giai đoạn mưa nhiều nên lưu lượng nước vào hồ chưa cao, mức nước trong hồ thủy điện chưa phải là lớn. UBND Huyện Bắc Trà My và Tỉnh Quảng Nam yêu cầu chủ đầu tư phải khẳng định chắc chắn việc tích nước ở hồ ấy là an toàn cho hoạt động của nhà máy và đập thủy điện thì mới cho phép tích nước.
Cho đến nay chưa có đánh giá chính thức khẳng định được là nếu như tích nước với độ cao lớn nhất mà vẫn an toàn thì rõ ràng là việc tích nước chưa được đồng ý.”
Những trận động đất với tần suất và cường độ chưa từng có ở Quảng Nam hiện nay không chỉ làm rung chuyển công trình Thủy điện Sông Tranh 2, nó đang trở thành một vấn đề chính trị trọng đại.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/revi-do-pres-090612-09072012053432.html
No comments:
Post a Comment